Hoạt động giết mổ của nhóm chăn nuôi Tân Tiến

Hoạt động giết mổ của nhóm chăn nuôi Tân Tiến

Trong năm 2012, thu nhập của người nuôi lợn không được như các năm trước do dịch bệnh và sự biến động của thị trường. Nhiều người không thể bán lợn hoặc phải bán chúng với giá rất thấp cho thương lái trong khi giá thịt lợn trên thị trường vẫn rất cao. Tại thời điểm đó, các thành viên của nhóm chăn nuôi Tân Tiến, là nhóm chăn nuôi thành công nhất trong số các nhóm được hỗ trợ bởi dự án, đã thảo luận về việc tìm kiếm giải pháp không chỉ cho nhóm mình mà còn cho các nhóm khác đang phải đối mặt với vấn đề nay. Sau nhiều cuộc thảo luận, họ quyết định trực tiếp giết mổ lợn để bán ra thị trường. Tuy nhiên, việc giết mổ đòi hỏi phải có dụng cụ chứa, nơi giết mổ và nhiều loại thiết bị khác cần phải đầu tư. Nhóm đã lập kế hoạch chi tiết và gửi đến CECAD. Sau khi xem xét và thấy rằng kế hoạch này là hợp lý tại thời điểm đó, CECAD quyết định hỗ trợ và tài trợ cho đề xuất này để biến những ý tưởng của người nông dân thành hiện thực. Nhóm sẽ cho một trong các thành viên là ông Minh vay tiền. Ông Minh sẽ sử dụng số tiền này để xây dựng chuồng trại, nơi giết mổ quy mô nhỏ và mua các trang thiết bị cần thiết. Theo như cam kết, ông Minh sẽ ưu tiên giết mổ và bán thịt lợn của các thành viên trong nhóm. 2% lợi nhuận sẽ được khấu trừ và đóng góp vào ngân sách của nhóm để cải thiện giống lợn nuôi.

Nhóm chăn nuôiTân Tiến  có 22 thành viên với 8 hộ nuôi heo bán trên thị trường; các hộ còn lại nuôi lợn cái. Trung bình, một hộ gia đình chăn nuôi lợn trên thị trường sẽ nuôi 6 con lợn cùng một lúc. Các thành viên nuôi nhiều lợn nhất thường nuôi 20 con trong một chuồng cùng một lúc.

Giết mổ lợn:

– Nhóm chăn nuôi Tân Tiến đã nhận 8,900,000VND tiền hỗ trợ từ CECAD để bắt đầu hoạt động giết mổ.

– Số tiền này được sử dụng để đầu tư xây dựng nơi giết mổ và mua thiết bị giết mổ tại gia đình của ông Minh từ tháng 7 năm 2013. Ông Minh còn vay thêm 10,000,000VND  làm vốn ban đầu.

Sau 2 tháng thực hiện, ông Minh đã mua ba con lợn có tổng trọng lượng 170 kg từ hai thành viên trong nhóm. Ông đã giữ cam kết của mình và mua lợn từ nhóm với chi phí cao hơn so với giá thị trường. Tuy nhiên, theo ông Minh, ông không thể tiếp tục mua lợn từ nhóm, vì ông không thể mua tất cả số lượng lợn này. Đây là một thực tế vì công việc giết mổ chỉ vừa mới bắt đầu. Một lý do khác là các nhóm không có đủ số lợn cung cấp cho thị trường. Lợn được nuôi bởi các hộ gia đình có quy mô nhỏ, vì vậy, số lượng lớn bán ra bị giới hạn. Ông cũng cho rằng, mặc dù hầu hết các thành viên biết về các cam kết giữa ông và nhóm nhưng họ thường không bán lợn cho ông. Ông cũng sợ rằng họ chỉ bán lợn với chất lượng thấp cho ông trong khi họ bán lợn chất lượng cao cho người mua lớn. Tuy nhiên, theo các thành viên trong nhóm, lý do mà Minh không thể mua lợn của họ như sau. Ông Minh không thể mua nhiều hơn ba con heo tại một thời điểm từ nhóm, vì ông không thể bán nhiều hơn số lượng thịt lợn này. Nếu ông mua hơn ba con lợn, ông sẽ phải giữ chúng trong chuồng cho đến khi ông có thể bán chúng đi. Đây là một vấn đề vì các hộ gia đình thường không có đủ khả năng để lưu trữ lợn. Vì lý do đó mà các thành viên với đàn gia súc lớn thường bán theo đàn cùng một lúc chứ không bán lẻ cho người mua nhỏ như ông Minh. Ông Minh thường tự đi lấy lợn, do đó cần có sự trợ giúp của người bán trong việc bắt và cân lợn. Đây là một thách thức đối với các hộ gia đình khi nhân công không có sẵn. Ông Minh chỉ có thể bán được một con lợn nặng 60 kg mỗi ngày; ông thường chọn mua lợn nặng từ 55-80 kg, trong khi một người mua lớn sẽ mua toàn bộ đàn lợn bất kể trọng lượng. Điều này làm cho người bán luôn có xu hướng muốn bán cho thương lái lớn. Ban quản lý của nhóm đánh giá cao cam kết của gia đình ông Minh. Theo các thành viên của nhóm, hoạt động này có thể giúp khuyến khích việc chăn nuôi lợn với mục đích kinh tế.

Như đã đề cập trong các cam kết, Ban quản lý của nhóm khuyến khích các thành viên ủng hộ ông Minh bằng cách mua thịt lợn của ông; Tuy nhiên, chỉ có 4 trong số các thành viên trong nhóm đã và đang thực hiện việc này. Ông Minh cho biết ông có thể hiểu lý do tại sao các thành viên tiếp tục mua thực phẩm của họ ở nơi khác; truyền thống và thói quen rất khó để phá vỡ. Trong cuộc họp sắp tới của nhóm, ban quản lý sẽ khuyến khích các thành viên hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động giết mổ của ông Minh.

Ông Minh cũng hy vọng rằng CECAD có thể giúp tìm ra khách hàng cho mặt hàng thịt lợn chất lượng cao, ví dụ như đưa sản phẩm tới các cộng đồng khác để tiêu thụ.