Hội thảo về Canh tác Vùng cao trong bối cảnh Hội nhập kinh tế ngày càng tăng tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

Hội thảo về Canh tác Vùng cao trong bối cảnh Hội nhập kinh tế ngày càng tăng tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

(Từ 20 – 22/ 06/ 2007 – Viện Mekong, Khon Kean, Thái Lan )

Bối cảnh và chủ đề của hội thảo: 

Tiểu vùng sông Mekong mở rộng là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và lãnh thổ nằm trong lưu vực của sông Mekong như Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là nơi định cư của hơn 250 triệu người với đa số dân cư sống ở các vùng nông thôn. Mặc dù có nền kinh tế phát triển rất nhanh, nhưng hệ thống sinh kế nông thôn trong khu vực chủ yếu vẫn dựa vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Đặc trưng của hệ thống canh tác tại các vùng cao (như vùng đồi, núi) của tiểu vùng sông Mekong mở rộng là sự chuyển đổi canh tác từ cây lúa sang cây trồng khác trong nhiều năm nay. Nguyên nhân của việc chuyển đổi hệ thống canh tác chủ yếu là do áp lực dân số và sự thay đổi bối cảnh xã hội và kinh tế trong khu vực. Sự tăng cường hệ thống trồng trọt và sự xuất hiện của các loại nông sản hàng hóa trong hệ thống canh tác ở vùng cao chính là những phản ứng đầu tiên đối với áp lực tăng dân số và sự phát triển của thị trường. Trong những năm gần đây, sự thúc đẩy cây trồng theo định hướng xuất khẩu đã và đang được coi là chìa khóa để hội nhập và tăng trưởng trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Đầu tư tư nhân được khuyến khích để mở rộng nền kinh tế thị trường tại khu vực này. Do đó, hệ thống sinh kế nông thôn dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp tại các khu vực vùng cao của tiểu vùng sông Mekong mở rộng đang nhanh chóng chuyển đổi theo hướng nông nghiệp thâm canh dựa vào thị trường.

Việc nghiên cứu tác động của chuyển đổi hệ thống nông nghiệp được nhận thức rõ ràng hơn khi mà hội nhập kinh tế có ảnh hưởng tới hệ thống sinh kế nông thôn tại các khu vực cao của tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Trong bối cảnh này, Viện Mekong tổ chức buổi hội thảo mang tựa đề “Hội thảo về Canh tác Vùng cao trong bối cảnh Hội nhập kinh tế ngày càng tăng tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng” từ ngày 20 đến 22/06/2007 tại trụ sở của Viện ở Khon Kaen, Thái Lan. Dựa trên các khía cạnh về mặt xã hội, kinh tế và sinh thái, hội thảo sẽ tập trung làm rõ những vấn đề đang nổi lên hiện nay, về sự chuyển đổi hệ thống canh tác vùng cao tại tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Các chủ đề trong hội thảo sẽ bao gồm:

 Các động lực hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng cao/ Chuyển đổi hệ thống canh tác.

 Tăng cường hội nhập kinh tế và Những thay đổi sinh kế nông thôn tại vùng cao thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

 Chính sách quốc gia/ khu vực về canh tác vùng cao tại tiểu vùng sông Mekong mở rộng.  

 Tác động của phát triển hành lang kinh tế tại hệ thống canh tác vùng cao thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng.  

 Tương lai của hệ thống canh tác vùng cao trong vùng tiểu vùng sông Mekong mở rộng

Người tham gia:

Đại biểu của hội thảo sẽ bao gồm đại diện của các viện giáo dục, nghiên cứu và chính sách có quan tâm đến những vấn đề nảy sinh của canh tác vùng cao tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Dự kiến sẽ có khoảng 40 đại biểu tham gia. Những cán bộ nguồn với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu/phát triển tại tiểu vùng sông Mekong mở rộng được mời đến hội thảo sẽ cung cấp các quan điểm khu vực về những vấn để nêu trên để tìm ra cách xử lý. Những thành viên đại diện của các nước GMS sẽ trình bày ý kiến của quốc gia họ, tập trung vào những chính sách và ưu tiên quốc gia. Những báo cáo được trình bày trong hội thảo sẽ được in ấn và công bố làm kỷ yếu hội thảo, sau khi đã được chỉnh sửa.

Mời báo cáo:

Thông báo này nhằm kêu gọi các báo cáo về năm chủ đề hội thảo được đề cập ở trên. Những đại biểu có nhu cầu muốn đóng góp cần điền các thông tin liên quan trong đơn đính kèm trong thời gian sớm nhất và gửi những bản đầy đủ (hoặc ít nhất là bản tóm tắt) muộn nhất là ngày 18/05/2007. Thông báo về việc chấp nhận báo cáo và thư mời sẽ được gửi tới vào cuối tháng 05/2007. 

Hỗ trợ đại biểu tham gia:

Viện Mekong chúng tôi rất hân hạnh hỗ trợ toàn bộ cho 4 đến 6 đại biểu từ mỗi nước GMS (bao gồm lệ phí hội thảo, đi lại, nhà ở, ăn sáng và ăn trưa). Tác giả của các báo cáo và diễn giả khách mời sẽ được ưu tiên.

Làm thế nào để yêu cầu hỗ trợ?

Xin vui lòng điền vào mẫu đính kèm hợp lện và gửi cho chúng tôi tại một trong những địa chỉ sau sớm nhất có thể.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Dr. Jharendu Pant

ĐT: +66 (0) 43 202411/2 Ext.. 127

Mr. Bhoj Raj Khanal

ĐT: +66 (0) 43 202411/2 Ext.. 401

Ms. Trịnh Thị Khánh Chi

ĐT: +66 (0) 43 202411/2 Ext.. 104

(Nguồn: Trịnh Khánh Chi, 18/04/2007)