Môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

Môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học là các lĩnh vực trọng tâm mà CECAD luôn hướng tới.

Đa số dân tộc thiểu số địa phương sinh sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ khi thành lập, CECAD đã thực hiện nhiều dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai của cộng đồng địa phương và giữ gìn bản sắc văn hóa. 

Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và tăng thu nhập thông qua nông nghiệp hữu cơ trong các cộng đồng dân tộc Mường vùng Tây Bắc Việt Nam”, CECAD đã thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức cho nông dân và người tiêu dùng về nông nghiệp hữu cơ và các lợi ích của nông nghiệp hữu cơ trong bảo tồn đa dạng sinh học. Nông dân được khuyến khích để thay đổi thực hành nông nghiệp sang các phương pháp hữu cơ an toàn hơn và người tiêu dùng đã giới thiệu về các địa điểm có thể mua các sản phẩm hữu cơ. Dự án đã giúp kết nối các nhóm nông nghiệp hữu cơ để giám sát chất lượng sản xuất và tăng số lượng các loại rau an toàn trên thị trường. Chiến dịch đã mang lại kết quả với 30 hộ gia đình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ và hơn 50 khách hàng sử dụng thường xuyên.

Dự án “Nông nghiệp bền vững và dân tộc Mường ở phía Tây Bắc Việt Nam” hướng tới giảm bớt rủi ro từ hóa chất cho sức khỏe con người và môi trường thông qua phương pháp quản lý và sử dụng bền vững nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng hóa chất. Dự án khuyến khích các thực hành nông nghiệp bền vững và cải thiện khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng địa phương.

Với sự hỗ trợ của VECO Việt Nam, CECAD đã thực hiện dự án “Phát triển tiểu ngành Việt Nam – Thí điểm chuỗi rau hữu cơ tại huyện Tân lạc, tỉnh Hòa Bình” nhằm tạo ra liên kết sản xuất – tiêu thụ và thúc đẩy hỗ trợ chính sách cho Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (Participatory Guarantee System – PSG) được thành lập tại Tân Lạc.  Mục tiêu cuối cùng của dự án là kết nối các tổ chức nông nghiệp hữu cơ với khu vực tư nhân tại các thành phố lớn, như Hòa Bình và Hà Nội. Theo kết quả của dự án, PGS đảm bảo chất lượng sẽ được công nhận bởi chính quyền cấp huyện và tỉnh. Dự án đã hỗ trợ tạo ra việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ qua việc tham gia vào nông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt, dự án khuyến khích các thực hành nông nghiệp bền vững và cải thiện khả năng thích ứng với biến đỏi khí hậu của người dân địa phương. 

Với sự hỗ trợ của ICCO, hai địa điểm xử lý chất thải đã được xây dựng tại xã Tử Nê và Thanh Hối và hai nhóm thu gom rác do cộng đồng địa phương thực hiện đã được thành lập. Sau dự án, có hơn 300 hộ gia đình đồng ý đóng phí hàng tháng cho việc thu gom rác thải. Tuyến đường thu gom rác thải của nhóm tại xã Tử Nê bao gồm các bản nằm trên đường 12B, các hộ kinh doanh, trường học và khu chợ. Qua các can thiệp của dự án, vệ sinh môi trường tại hai xã đã có những thay đổi tích cực, từ đó thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, dự án “Cải thiện sinh kế, bảo tồn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường tại xã Tử Nê, huyện Tân lạc, tỉnh Hòa Bình triển khai năm 2006 – 2008 đã hỗ trợ người dân địa phương tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, cải thiện đời sống sinh hoạt của người dân. Các thành viên tham gia dự án đã có thức tốt hơn về vai trò của các khu rừng thượng nguồn trong việc cung cấp nước và tầm quan trọng của việc tham gia vào công tác bảo tồn và đảm bảo nguồn nước sạch cho địa phương. 

Dự án “Bảo tồn Hoa Lan thông qua nghiên cứu và các biện pháp bảo tồn ngoại vi tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngổ Luông, Việt Nam” thực hiện năm 2015 – 2016 nhằm mục đích bảo tồn các loài lan đang bị đe dọa nghiêm trọng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Dự án bao gồm thực hiện khảo sát thực địa, áp dụng phương pháp bảo tồn ngoai vi qua phát triển trồng hoa lan, và giáo dục môi trường.