Cải thiện quản trị rừng nhằm đảm bảo tính bền vững của khí hậu tại xã Chiềng Sơn và Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Cải thiện quản trị rừng nhằm đảm bảo tính bền vững của khí hậu tại xã Chiềng Sơn và Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

1. Mục tiêu dự án

Mục tiêu: Đóng góp vào việc quản trị và sử dụng bền vững tài nguyên rừng thông qua quản trị rừng nhằm đảm bảo tính bền vững của khí hậu tại xã Chiềng Khừa và Chiềng Sơn.

Mục tiêu cụ thể

  1. Thúc đẩy quản trị rừng bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững của khí hậu 
  2. Tăng cường năng lực của người dân địa phương về quản trị rừng
  3. Thí điểm các mô hình nông lâm kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu quy mô hộ gia đình và lồng ghép quản trị rừng để người dân có được thu nhập bền vững.

2. Kết quả mong đợi

Kết quả mong đợi 1: Hoạt động quản trị rừng nhằm đảo bảo tính bền vững của khí hậu được thực hiện tại vùng dự án.

Kết quả mong đợi 2: Sau khi kết thúc dự án, cộng đồng địa phương có kiến thức về quản trị rừng và có những thay đổi hành vi phù hợp.

Kết quả mong đợi 3: Các mô hình nông lâm kết hợp hợp thích ứng với biến đổi khí hậu quy mô hộ gia đình tạo ra thu nhập và lồng ghép quản trị rừng được xây dựng và duy trì một cách bền vững tại hai xã Chiềng Sơn và Chiềng Khừa, tỉnh Sơn La.

3. Hoạt động

Hoạt động 1

Hoạt động 1.1: Tổ chức và tăng cường tham vấn về quản trị rừng đảm bảo tính bền vững của  khí hậu; và các vấn đề liên quan đến sinh kế thay thế bền vững cho người dân địa phương (bao gồm cả chi trả dịch vụ môi trường rừng, các vấn đề liên quan đến REDD), có sự tham gia của nhiều bên (chính phủ, các nhà khoa học, tổ chức xã hội dân sự, khu vực tư nhân, vv)

Hoạt động 1.2: Thúc đẩy và thực hiện quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng sử dụng hương ước liên quan đến việc giám sát tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng

Hoạt động 1.3: Sau chuyến đi tham quan thực tế (hoạt động 3.2) tích hợp kinh nghiệm tốt nhất thu được từ chuyến đi vào kế hoạch hành động của xã

Hoạt động 2

Hoạt động 2.1: Tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin cơ bản tại hai xã dự án ​​và nghiên cứu hiện trạng quản trị rừng đảm bảo tính bền vững của khí hậu

Hoạt động 2.2: Xây dựng hai bản kế hoạch hành động cấp xã, dựa trên kết quả nghiên cứu (Hoạt động 2.1) nhằm bảo vệ rừng tốt hơn, hướng đến chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES),sau đó là chi trả carbon, và tích hợp vào các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của xã

Hoạt động 2.3: Tổ chức hai lớp “đào tạo giảng viên” cho cán bộ lâm nghiệp địa phương về quản trị rừng bền vững và biến đổi khí hậu; nâng cao vị thế của người dân trong việc bảo vệ và quản lý rừng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tăng thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh thực hành quản trị rừng

Hoạt động 2.4: Tổ chức bốn lớp tập huấn cho người dân địa phương về biến đổi khí hậu và thúc đẩy thực hành thích ứng với biến đổi khí hậu

Hoạt động 2.5: Tiến hành các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông (IEC) để nâng cao kiến ​​thức của người dân về biến đổi khí hậu và quản lý rừng bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững của khí hậu

Hoạt động 3

Hoạt động 3.1: Xây dựng hai mô hình các-bon dựa vào cộng đồng cho mục đích hấp thụ các-bon thông qua việc áp dụng các mô hình nông lâm nghiệp kết hợp

Hoạt động 3.2: Tổ chức một chuyến tham quan trao đổi kinh nghiệm về quản trị rừng tại một tỉnh phía Bắc cho người dân và lãnh đạo địa phương

Hoạt động 3.3: Tổ chức hai cuộc đối thoại cấp huyện và cấp tỉnh giữa người dân, doanh nghiệp và nhà máy chế biến gỗ tại địa phương nhằm thúc đẩy thị trường các-bon, PFES, quản trị rừng; thúc đẩy nông nghiệp bảo tồn và thực hành nông lâm nghiệp trong vùng rừng nhằm đảm bảo tính bền vững khí hậu